Thạch Đà

Thạch Đà

Nói Thơ Với Hoàng Cầm

Ông đã gần tám mươi
Mà câu thơ còn lửa
Mối tình diêu bông lá
Đã thành huyền thoại xưa
Tiếng sấm báo hiệu mưa
Dẫu trời đang tạnh ráo
Giấc mơ thơ là ảo
Hay cuộc đời chiêm bao
Điếu thuốc uống cạn lửa
Ngả ngớn đêm vào ngày
Hoa tay không còn mấy
Riêng tình thơ vẫn say
Ông đọc thơ muộn ngày
Tôi nghe thơ muộn đêm
Còn bao nhiêu trăn trở
Tâm sự trước ngọn đèn

Hình Ảnh Của Trăng

Thiền
Trăng soi đáy nước
Hư ảo của cuộc đời
Thiền
Ngón tay chỉ trăng
Nữa sự thật không phải là sự thật
Trăng muôn đời là cảm xúc của thi sỹ
Trăng là công án của thiền sư
Hình ảnh của trăng không phải trăng
Hình ảnh của em không phải em
Thiền
Lặng câm
Thấu suốt tận đáy

Lột Trần Chiều

Sống ba chiều
Vướng vào vòng lao lý
Sống bốn chiều
Gợi mở ánh từ bi
Đàn chó sẽ mạnh hơn với sức mạnh bầy đàn
Đứng một mình dễ trở thành thiếu bản lĩnh
Con người cũng mạnh hơn nếu đi theo bè phái
Cái đúng cái tốt lạc lõng xa dần khi đứng một mình
Có những sự thật càng nhìn càng xa
Thơ cứu rỗi những linh hồn cần cứu rỗi

Nhật Ký Đi Đường

Đời vẫn còn bao trái ngang, nghịch cảnh
Người vẫn còn ngổn ngang tình riêng
Con đường rất sợ con đường
Chỉ mù mờ phía trước
Đã đi không ngoái đầu nhìn lại
Đã đi không nói lời hối tiếc
Người đi không biết trước con đường mình đi
Thì thôi tới đâu hay tới đó
Vượt từng kí lô mét để đi
Đời còn nhiễu nhương
Người còn ngổn ngang
Không nói trước được điều gì
Người lữ hành còn dấn thân bước tới
Con đường vẫn là con đường
Chỉ có điều không biết đích đến

Nhìn Xung Quanh
Để Khôn Ngoan

Tôi nhìn trời
Trời rộng lớn để nói lên ý chí và nghị lực
Tôi nhìn đất
Đất bao dung độ lượng và nhân từ
Tôi nhìn gió
Gió dậy cây biết sự mềm dẻo và linh hoạt
Tôi nhìn nước
Nước thẩm thấu như trí tuệ và tin yêu
Tôi nhìn người
Để học sự khôn ngoan không qua từng trải
Nhìn xung quanh để khôn ngoan hơn
Nhìn xung quanh để có nhiều bài học

Những Miên Man Trôi

Những ý nghĩ như bầy ngựa hoang chạy
Dòng sông vừa chảy vừa lạc dấu chính mình
Ta đứng ở sát na này chìm đắm trong nghìn sát na khác
Vọng thời gian một tiếng vang
Tĩnh tọa nơi này buộc ràng ý nghĩ
Ai hay ta đang vận động nhỏ bé vô cùng
Điểm không đầu giăng mắc điểm không cuối
Ta trôi trong vi sóng âm ba
Mất hút chỗ này lóe sáng chỗ khác
Ta nhỏ nhoi đừng hoài vọng bao la
Những ý nghĩ xuyên thủng vũ trụ
Những dòng sông còn gì giữa đại dương

Chiều Vũng Tàu

Nếu em là bãi Trước
Anh sẽ là bãi Sau
Muôn đời vẫn bên nhau
Sóng vỗ hòa gành đá

Tao Phùng bao vất vả
Lên cao thu tầm nhìn
Hòn Bà bơ vơ quá
Lẻ loi một chấm xanh

Hồ Mây thăm thăm trời
Dinh Ông chiều yên ả
Vũng Tàu gần gũi quá
Biển xa khai thác dầu

Bao người hòa trong biển
Anh vẫn nhìn ra em
Thắng Tam phường ngư phủ
Phố chợ nhòa trong đêm

Đắng Đót Chùm Khế Xanh

tôi chuẩn bị thi tốt nghiệp. bố tôi một người nông dân, viết thư thăm hỏi. động viên, năm cuối cố gắng học tập cho tốt, cuối thư ông nhắc nhớ về nghe con! Không đâu bằng quê mình, phố thị cũng chỉ là nơi màu mỡ riêu cua mà thôi. Quê tôi là một vùng bình nguyên của miền nam trung bộ. có rừng núi, đồng bằng, biển sông, trù phú, vựa lúa của khu vực từ xưa. Ngoài nông nghiệp ra thì các lĩnh vực khác chưa phát triển lắm! “quê hương là chùm khế ngọt”, tôi chặc lưỡi. dù sao sống gần cha mẹ, bà con, bạn bè quê hương chẳng hay hơn sao.

Những tất bật, vất vã của kỳ thi cuối cùng rồi cũng qua. Những năm tháng sinh viên khó nhọc rồi cũng được đền bù. Cầm tấm bằng tốt nghiệp tôi hớn hở trở về thành phố quê hương. Với bao nhiêu nôn nao và xúc cảm, sáng sáng tôi với bạn bè ngồi đồng ở quán cà phê. Phì phèo thuốc lá, nghe nhạc no say với bao ước mơ dự định, trên tấm áo ló ra một tấm giấy cứng bìa đỏ. Nửa như muốn phô phang, nửa như rụt rè khép nép, giai đoạn hào hứng ấy cũng qua đi, như quả bóng sau lúc căng bắt đầu xì hơi. Uống cà phê hoài cũng chán. Bạn bè chưa có đứa nào có việc làm. Tiếp tục lại là những người “vắt sữa bò”, uể oải quá.

Tôi pho to nhiều giấy tờ cần thiết cho xin việc. cơ quan này ném một cái. Cơ quan khác gửi một cái. Ném hú họa! gửi bâng quơ! ở cái thị xã người nhiều việc ít. Không tiền, không thân thế vấn đề việc làm như hái sao trên trời. xem ti vi, đọc báo thấy chỗ nào cần tuyển người là xông vào như trúng số, càng về sau càng ngao ngán.
– cô ơi chỗ này tuyển người phải không cô!
– Khi nào có cô sẽ gọi
– Chờ “sẽ gọi” “đang xem xét” là những mỹ từ ở các công sở. đôi lúc sao họ không nói thẳng ra, không nhận vì không đủ tiêu chuẩn của cuộc sống như thế, có hay hơn không? Nằm, chờ đợi, hồi họp,hy vọng, thất vọng, nắng mưa và gió bụi, miền trung ơi xinh đẹp mà sao khô khốc quá!

anh trí – một bạn thơ vong niên của tôi nói: đi xin việc mày đóng vai khổ khổ một chút. Ăn mặc cũ kỹ, đạp xe đạp trành để người ta thấy tội. tôi hiểu ý anh – anh muốn tôi dùng sách khổ nhục kế để làm động lòng các vị sếp. nhưng điều đó có còn không? Khi mà nền kinh tế đâu còn là bao cấp nữa, mà đã mon men sang kinh tế thị trường. tôi có bà dì thứ bảy, con cái học ra trường đều có việc làm. Học cao đẳng mà có việc làm, mỗi chỗ phải vài chục cục chuyện ấy là bình thường. học đại học này học đại học nọ như mấy thằng bạn tôi, nằm dài cổ ở nhà. Vì vốn liếng gia đình gồng nuôi học xong, bỗng trở nên khó khăn.

chị hương con của dì tôi nói: dìa nói ba má mày lo tiền đi, tao sẽ gửi chỗ này cho. Mừng như bắt được vàng, ở nhà riết rồi đâm ngán. Hai mẹ con tôi lặng lẽ không nói cho ba tôi biết. gom góp chỗ này, hý húi chỗ nọ, vay mượn chỗ kia, cuối cùngcũng đủ số tiền như dự định (vì tôi cũng quá quen, với việc đi xin việc, thử việc vu vơ quá rồi, chỉ là hình thức còn mâm bát đã có của con bác sáu cháu bác năm) vậy mà, ba tôi cũng biết. ông nói: chắc gì nó nhận rồi, sẽ cho làm luôn không? Hay chỉ làm tạm bợ vài tháng, rồi cốt khỉ hoàn cốt khỉ hả con! hãy đi bằng kiến thức bằng đôi chân của mình.

sau nhiều đêm suy nghĩ, trằn trọc, boăn khoăn. Tôi quyết định đi xa. Mang theo những giấy tờ cần thiết, tôi leo lên xe. Tôi cố ngăn những giọt nước mắt vào lòng. Ngang qua tháp nhạn – cầu đà rằng, tôi vẫy tay chào. Chào quê hương xinh đẹp! ở lại nhé (mà tôi biết cảm xúc và nước mắt nhiều hơn nước sông ba mùa này). Mẹ tôi khóc. Có một đứa con trai mà nó cũng đi xa. Tôi không cho ba mẹ tôi đưa tiễn, vì tôi là đứa yếu lòng, cảm tính, bốc đồng. tôi sợ, tôi sẽ không đi được, cuộc sống là phải vậy thôi! Tôi hát một câu nho nhỏ: quê hương là chùm khế ngọt ai cao mới hái được nhiều. xe đã rời qua cầu. quê hương bây giờ ở nơi đâu? ở phía trước hay ở phía sau xe?

Nhạc Kẹo Kéo

Người ta hỏi Út nữa lớn lên làm gí? Không ngần ngại nhỏ nói lớn lên làm ca sĩ. Sinh ra trong một gia đình nông dân, ở vùng sâu, đông anh chị em. Ông Năm lý giải về việc đặt tên út nữa. ông bà tính tới con gái út thôi . vỡ kế hoạch, rồi út thêm ,út nữa, út nữa là út chót của gia đình ông. Học hết lớp năm, nó nghỉ học. ở nhà làm ruộng và leo lên võng hát ư ử, dĩ nhiên gia đình ông năm không ai có máu văn nghệ. Chứ đừng nói đam mê làm ca sĩ, láng giềngcủa ông quanh nămchỉ biết uống trà, uống rượu, làm ăn. Thỉnh thoảng văn nghệ, văn gừng ở các đấm ma, đám cưới, khi mà rượu làm họ bốc lên đã. Bớt đi nét quê mùa thô kệch, gột rửa sự lấm lem bùn đất để kéo họ bay lên sự thăng hoa của giai điệu và tiết tấu. không lẽ hát không kèn không trống dị chết, út nữa nghĩ như vậy và không tham gia.
Năm 18 tuổi Út nữa bỏ quê lên thành phố. Thành phố rộn ràng, vui vẻ, đèn điện rực rỡ chứ không buồn tẻ như ở quê nó.nó nghe tiếng nhạc vọng ra xập xình ở quán karaoke bên đường. nó mạnh dạn đến xin việc làm. Chủ quán người phốp pháp, trắng trẻo. cổ tay đầy vòng vàng , nhìn nó kỹ lưỡng rồi phán: ở đây đủ tiếp viên rồi chỉ cần người phục vụ. nó đồng ý không cần suy nghĩ. ở cái thành phố lạ lẫm này, kiếm đượcviệc làm , có chỗ ăn ngủ không phải là chuyện dễ đâu. Nó mừng nghĩ mình may mắn.
Quán Hoàng Hôn chỉ đông khách vào ban đêm. Từ giấc 8h đến sáng , còn ban ngày (trừ mấy ngày lễ) thì hẻo lắm. quán đông khách chủ quán nấu cơm cho tiếp viên ăn. Hôm nào không có khách lai váng. Tiếp viên và Út nữa chịu khó kiếm thứ gì lót bụng. tiếp viên mướn nhà trọ gần quán. Có khách chủ quán ới lên một tiếng khỏi tốn tiền điện thoại. út nữa được ở phía sau quán, gần bếp. bây giờ nó thỏa ước nguyện vì thấm đẫm từ đầu óc đến thân thể một không khí âm nhạc. quán có bốn phòng hát ong ỏng. út nữa có nhiện vụ bưng bia, chặt đá, bưng thức ăn, dọn dẹp phòng khi tan ca.
Nó gõ cửa phòng ca. có tiếng mấy chị: cứ vào đi! Cửa mở, nó rú lên, mặt đỏ bừng. làm mấy ông khách giật mình ; đồ nhà quê. Đập vào trước mắt nó. Các chị thịt da lõa lồ. miệng ư ử hát cho có lệ. các vị khách; ông thì hôn hít khắp người. ông thì sục sạo bàn tay khắp chỗ. Thấy nó như vậy, mấy chị kia kéo áo, kéo váy ngồi nghiêm túc trở lại. sau lần đầu bị sốc như vậy, nó lại quen đi và bình thường với mọi chuyện ở đây. Cuộc sống là vậy mà, phải thích nghi thôi. Cũng như mấy chị, có khách anh anh em em ngọt xớt, chồng chồng vợ vợ chụt chụt, hết giờ tính tiền lại trở về với cuộc sống của mình. Có chị chồng con ở xa. Có chị ở một mình sau khi ly dị. có chị cặp bồ với một anh trẻ trai nào đó làm chồng hờ. lại trở về với khu nhà trọ của mình , yêu đương, hờn ghen, buồn tủi, đánh đập đủ mọi cung bậc. nó ở sát đấy, vô tình thu nạp mọi âm thanh cuộc sống đang tích lũy vào mình.
Ở đây, út nữa thích nhất là những ngày mưa. Tiếng mưa đập vào mái tôn thiếc. khi lắc cắc, khi rầm rầm, khi ồn ào, khi da diết, tiếng mưa ở những chỗ dột. rơi vào đấy thau nghe lanh canh , khi buồn bã, khi réo rắc một bản nhạc hòa tấu không lời. thỉnh thoảng lúc vắng khách chủ quán mở thay đổi không khí.
Lâu lâu nó vẫn nhớ nhà. Nỗi nhớ đọng trên mi mắt. đọng lại ở dáng ngồi thẩn thờ trên ghế đá trước quán những lúc vắng khách hay lúc quá khuya khách không gọi gì nữa. mấy chị lúc vui vẻ , hay rủ nó tới phòng lúc đánh bài, lúc uống rượu. nhờ đó, nó khuây khỏa đôi chút.
Vì ở con phố trung tâm, nên ở đây dù ban ngày hay ban đêm vẫn rộn rịp. xe cộ chạy đầy đường. người ta đi đón con ở nhà trẻ kế bên. Đến những quán cháo phở, bàn bi da, quán matxa trước mặt. nó lặng lẽ quan sát. Gần gũi với quê nhất, là những chiếc xe đẩy trên đó chất đầy rau củ mỗi thứ mỗi ít, kèm theo chút thịt cá. Cái chợ di động ấy, rất tiện lợi với mọi người ở phố ngại xa. Những lúc chiếc xe được đẩy qua. Những thứ rau củ quê nhà lại tái hiện trong nó. ba má và anh chị đang mải miết trên đồng. ước mơ ca hát vẫn còn cháy bỏng trong nó thôi thúc khôn nguôi.
Tiếng ca nhẹ nhèng trữ tình cất lên trên hè phố. Cắt đứt suy nghĩ miên man của út nhỏ. Một giọng ca trẻ, khỏe, tỉnh táo khác với âm điệu na ná giống nhau khi có bia rượu của các vị khách ở quán. Mà họ vào quán, hát chỉ là chuyện phụ nó biết vậy. anh thanh niên đẹp trai. Áo quần sang trọng đang cất lên giọng ca réo rắt. chiếc xe máy dựng ở mép đường. trên xe là cặp loa tổ tướng, giai điệu bật sẳn. anh ta chỉ việc hát mà thôi. Trẻ con bu quanh anh ta. Người lớn đứng lại ngoái nhìn. Anh ta hát xong đi vòng quanh, mời mọi người mua kẹo. có người mua có người không, thường thì mấy ông ở quán nhậu bình dân hay mời anh qua đó. Họ vừa mua kẹo, vừa song tấu vơí anh . những lúc đó, âm nhạc làm họ trẻ ra, bao nhiêu căng thẳng bực bội biến mất. anh cảm ơn và uống với ho một cốc.
– nhìn cái gì mê mãi vậy nhỏ
– chị thấy anh ca sĩ đó không
– anh nào? Anh đang hát đó
– có tiếng cười phà lên: ca sĩ kẹo kéo, ca sĩ vỉa hè
– út nữa chớp chớp hàng mi vẻ cảm động. thế mới là nghệ sĩ! Cho đến khi anh chạy xe mất hút còn lại giọng ca lẩn quẩn trong khoảng không một chút nữa trong tâm hồn út nữa. chiều nào cô cũng ngồi chờ giọng ca ấy. mà phố xe bon chen đông đúc, hàng quán nhiều, giọng ca ấy vừa thỏa lòng đam mê vừa mưu sinh. Nên chiếc xe và anh bon bon trên những con đường khác, trên những hàng quán khác.lâu lắm, anh mới quay trở lại, những lúc như thế út nữa vui ra mặt. như trúng số, như gặp người quen xa cách đã bao nhiêu năm.
*
Và quán Hoàng Hôn vẫn trở lại nhịp điệu như cũ. Chỉ thiếu con nhỏ phục vụ nhà quê. Nhìn người ta hát mà mắt mở to, đắm đuối, thán phục. tôi hỏi: con nhỏ đó đâu? Có người nói: nó buồn quá có lẽ đã về nhà. Có người nói: hôm qua gặp nó ngồi trước xe của anh chàng kẹo kéo và hát ở góc phố kia. Rất nghệ sĩ, rất đam mê, vậy à! Vậy là cô nhỏ đó đã thỏa lòng khao khát trút lòng mình qua tiếng hát và trên chuyến xe bon bon đó. Chuyến xe sẽ đi qua mọi ngóc ngách, mọi ngõ phố và tiếng hát sẽ bay xa… ba má ơi! Anh chị ơi ! em đã thực hiên ước mơ , em đã trở thành ca sĩ .

Thạch Đà