Chu Vương Miện

Chu Vương Miện
Xưa Và Nay

có anh muốn sống không sống được ?
có anh chờ chết chưa chết ngay ?
chiến tranh đến rồi đi giống xe
rác ngày nào cũng có ? ngày nào
cũng đầy từ thuả nảo thuả nào ?
có anh cơm no ấm cật có
anh luôn nghèo khó ? cũng đồng môn
có anh làm quan có anh làm
thợ ? có anh lưng chừng ở giưã
làm thơ làm quan chết vì nước
được thờ ? làm thợ có tiền mua
cơm đút vào mồm làm thơ thì
dở dở ương ương toàn nhịn đói ?
tất cả chả có gì đáng noí
từ ngàn xưa tới nay ? bây giờ
vẫn vậy ?

Đá Mòn

bao lâu nước chẩy đá mòn
cây đa bến cộ đá còn trơ trơ
hỏi thăm cõi thực cõi mơ
mà ta neo đó đơị chờ bao năm ?
ví dầu 2 chữ thủy chung
thuỷ theo giòng chẩy lưng chừng cả sông
chung thì đầu có đuôi không
vô duyên như bụi xương rồng lắm gai
chẳng thơm đâu phải hoa nhài
hưũ duyên thiên lý đơì trai gã tình
ngươì về bên đó mần thinh
ta như ngọn nến còn lung linh nhiều
thơì xưa khăn đỏ cờ điều
bây giờ nản 1 con diều đứt dây
bao lâu nước cạn chưa đầy
cây đa bến cộ có ngày cuốn phăng

Như Xong

thế thì cứ kể như xong ?
Năm canh sáu khắc chả mong chả chờ
trên bàn toàn những quân cờ
con thắng ở lại con chờ qua sông ?
củi khô theo nước chia dòng
nước trôi vật vã thuyền không không chèo ?
người về ta vẫn tỉnh queo
thuyền không bánh lái lộn lèo lăn quay
trường giang một mặt nước đầy
ngươì đi kẻ lại chiều nay lên đường ?
một đường tìm laị cố hương
một đường nhìn mỏi bóng chim dáng cò
đại giang vốn lụy phà đò
cầu phao tấp nập kẻ cho kẻ mời
sự đòi cũng chỉ thế thôi
trầu cay nhổ xuống nước trôi lạnh lùng
theo em lạc tuốt lên rừng ?
khi không thành một ngươì dưng bến bờ
chờ em từ sáng tờ mờ
đến khi trăng giãi còn mơ còn mòng
thế thì cũng kể như xong ?

Quê Nhà

con tắc kè còn đậu ngọn me
khan cổ gọi bậu từ năm nọ
* thơ Phan Thị Ngôn Ngữ

trước cổng nhà vẫn tàng cây so đũa
đữa đủ đôi mà ngươì lại so le
chả tống biệt hành mà bậu cũng xa
để nom sông đục ngầu qua vẫn đợi
hôm nay trăng non mai rằm quá tội
Một cái vèo mơí đó 30 năm
như cô gái mù nhấn nốt dương cầm
bản trăng sáng mà trăng sáng quá
bậu với qua trước quen sau lạ
bạc nghĩa bạc lòng kẻ dửng người dưng
ta vẫn nhìn nhau chả đứng quay lưng
y như tòa sao Nam Tào Bắc Đẩu
kẻ ngược sông Tiền ngươì xuôi sông Hậu
Bảy ngả trôi Phụng Hiệp phấn sen nồng
mơi xế đời bậu có dìa không ?
kinh Dốc Miếu vẫn con đò tam bản
gốc đợi ngọn về vô thời hạn
cội thân thương bao chiếc lá lìa cành
mới thủa nào lá biếc non xanh
giờ chớp mắt toàn vàng pha đỏ
quê hương bậu qua bao đời tất tả
chả lẽ chê nghèo chê khó chả về

Xưa Và Nay

có anh muốn sống không sống được ?
có anh chờ chết chưa chết ngay ?
chiến tranh đến rồi đi giống xe
rác ngày nào cũng có ? ngày nào
cũng đầy từ thuả nảo thuả nào ?
có anh cơm no ấm cật có
anh luôn nghèo khó ? cũng đồng môn
có anh làm quan có anh làm
thợ ? có anh lưng chừng ở giưã
làm thơ làm quan chết vì nước
được thờ ? làm thợ có tiền mua
cơm đút vào mồm làm thơ thì
dở dở ương ương toàn nhịn đói ?
tất cả chả có gì đáng noí
từ ngàn xưa tới nay ? bây giờ
vẫn vậy ?

Chu Vương Miện
Sầu Miên Sơn

Ở Việt Nam có một địa danh là thành Cổ Loa, trước năm 1954 thì thuộc quận Đông Anh, tỉnh Phúc Yên, sau này thì quận Đông Anh thuộc về thành phố Hà Nội, phần còn lại của tỉnh Phúc Yên, thì chung vơí tỉnh Vĩnh Yên nhập vào vơí tỉnh Phú Thọ, tên mơí bây giờ hai tỉnh rươĩ này là tỉnh Vĩnh Phú, như vậy thành Cổ Loa xây dựng từ thơì vua Thục An Dương Vương, bây giờ thuộc thành phố Hà Nội, theo chỗ tôi đựợc biết qua hai ngươì anh Vong niên là thi sĩ Hà Trung Yên và học giả Đoàn Đức Nhân cho biết là thành Cổ Loa chỉ có ba vòng tròn bằng đất to nhỏ đồng tâm mà thôi? giai đoạn năm 45/46 quân đội Quốc Cộng đánh nhau ở chốn này dữ dội lắm, và sử Việt Nam thì chỉ chép lại của sử Tàu, sử Tàu nghe thành Cổ Loa bèn ghi là âm Oa (con ốc) thế là thành đựợc xây theo trí tưởng tượng cuả sử gia là chín vòng thành xoay theo hình trôn ốc? không biết Sử Việt Nam bây giờ đã đựợc tu bổ đính chính lại hay chưa?
Về bài thơ “Phong kiều dạ bạc” cuả đại thi hào Trương Kế và Hàn San Tự làm cho tôi nhức đầu quá, bèn bàn với bà vợ là đi du lịch qua Trung Quốc theo tour 10 ngày, mà chỉ ở lại tỉnh Giang Tô, thành phố Tô Châu, thị trấn Phong Kiều nơi này mà thôi? để tìm hiểu cho rõ ràng bài thơ “Phong kiều dạ bạc”, bà vợ tôi gốc ngươì Trảng (Quảng Si) tôi ngươì Nùng Móng Cái gốc Quảng Đông, tiếng Tàu thì cũng tàm tạm hiểu và nói lỡ cỡ, mà vùng Giang Tô vốn là đất Ngô Việt của Ngô Phù Sai ngày xưa thì cũng không khó khăn chi lắm trong vấn đề ngôn ngữ, nếu cần có thông dịch, hai vợ chồng mang theo một cuốn từ điển “Trung Quốc ngữ dụng” tha hồ mà xài? “còn mọi điều còn lại thì nhờ học giả Trịnh Hảo Tâm và nhà văn Thái Quốc Mưu đã từng đi du lịch Trung Quốc chỉ vẽ thêm.
Tới nơi Tô Châu thì đã có sẵn nơi ăn chốn ở sẵn, và ai đi đâu cứ đi, còn gia đình tôi hai ngườì thì mướn một thông ngôn kiêm hướng dẫn viên, ngườì bản xứ, vị này dẫn chúng tôi vào văn phòng thị trấn Phong Kiều, nơi văn phòng thường trực, nhân viên ở chốn này rất là bặt thiệp, tuy nhiên vấn đề của tôi họ không hiểu là vợ chồng tôi muốn gì? họ tính mời chúng tôi qua cơ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tô Châu, nhưng theo tôi hiểu thì chỉ nơi đây mới giải quyết được điều tôi mong muốn, thế là vị chủ tịch Thị trấn tiếp tôi, cũng may là ngườì Việt Nam cả, “đồng chí” cho vị thông dịch qua phòng khác ngồi nghỉ, rồi phân ngôi chủ khách ngồi nhậm xà, “đồng chí” nói:
– Ngộ cũng là người Việt Nam đây, hồi thế kỷ thứ 16, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, nhà Minh mang quân qua đánh giúp nhà Lê, thì cha con Mạc Đăng Dung, Mặc Đăng Doanh cống cho nhà Minh năm Động cùng Châu Khâm, Châu Ung để cầu hòa, có nghĩa là cứ cách biên giới khoảng năm chục cây số đất Việt thuộc vào đất Tàu, gia đình cái ngộ là dân Việt chăm phần chăm, hồi đó pán thuốc pắc ở Đông Hưng (Quảng Châu , Quảng Tây (Quảng Si) sau này dời về Tô Châu lập nghiệp.
Tôi đỡ lời:
– Cám ơn Huynh, chúng tôi qua đây chẳng qua vì vấn đề bài thơ “Phong Kiều dạ bạc” của thi hào Trương Kế mà thôi, chớ cũng không phải du lịch du liếc gì cả?
Vốn là người có trình độ văn hóa cao, nên nghe vậy thì “đồng chí” hiểu ngay và trả lời ngắn gọn:
– Chuyện này nên giải quyết theo cảm tình cá nhân mà thôi, vậy tối nay nhị vị tới nhà tôi dùng bữa tối rồi mình bàn việc riêng? chớ giải quyết theo lối công quyền, thì phải lên lịch công tác, sau đó có khi dây dưa cả tháng cũng chưa giải quyết gì cả, lôi thôi mất thì giờ lắm lắm .
Nói xong, cho gọi vị thông dịch rồi móc túi ra đưa một cái business card, nói là đưa chúng tôi đi chơi đâu thì đi, tối về gặp nhau ở nhà “đồng chí”.
*
Nhà của chủ tịch Thị trấn Phong Kiều tọa lạc trong một khu hẻm bình thường, vợ chết sớm, còn các con đi học ở xa, ngồi vừa xong chỗ thì người bán “xực tắc hoàng thắn mì” bưng vào bốn phà nhì “là loại tô vừa vừa”, toàn là hai dắt cả, ăn xong còn đói thì gọi ăn thêm, vị thông dịch viên thì giảng giải cho bà xã tôi về địa dư nhân văn của thành phố Tô Châu và tỉnh Giang Tô, còn tôi thì hỏi số phôn của Tiết độ sứ An Lộc Sơn, thì được trả lời, tài có này chết từ Trung Đường, ngay triều của vua Đường Huyền Tôn, cách nay cũng trên 12 thế kỷ rồi? không biết coi danh mục điện thoại có hay không, bèn lấy trên tủ sách, một cuốn danh bạ, và ghi ra giấy số cellphon cho tôi, tôi bèn bấm số và gặp ngay Tiết Độ Sứ, tôi nhập đề ngay:
– Chẩu xềnh xính xáng An Lộc Sơn đại gia?
– Màn ổn thai thai? cái ngộ là An Lộc Sơn đây? còn cái nị là xì thẩu nào đấy?
– Nị là tiểu gia, nguyên là ngươì Nùng ở Tông Hưng Quảng Si (Quảng Tây), xin hỏi là cái ngày mà Tài Có Tiết Độ Sứ mang quân đánh nhà đại Đường, chiếm kinh đô Tràng An rồi dẫn theo Dương Quí Phi ngao du thiên địa, cuối cùng ẩn thân ở bên nước Phù Tang? chuyện có thật không?
– Thật?
– Nghe thiên hạ bàn là Tiết độ sứ có cho quân lính bản bộ khiêng mất cái núi Sầu Miên ở thành Cô Tô (thành phố Tô Châu) phải không?
– Đúng, cái núi đó có một mỏ vàng mười, ta có lệnh cho quân Hung Nô khiêng về bên đại mạc.
– Có chuyện đó sao?
– Có chứ, thời Tam Quốc thì có Gia Cát Khổng Minh có tài hô phong hoán vũ, thời ta có một vị quốc sư ngườì Thổ Phồn, có tài di sơn đảo hải, nên mang ngọn Sầu Miên Sơn về đây?
– Cho xin dời lại về chốn cũ được không?
– Không được, khai thác lấy hết vàng để đi chơi với Dương Thái Chân rồi, thì quăng ngọn núi chổng chơ ra ngoài bãi cát, cái nị muốn thì kêu người qua đại mạc khiêng về.
“Đồng chí” Thị trấn trưởng Phong Kiều, nói tôi cúp máy rồi cươì cười:
– Từ Nội Mông, qua Ngoại Mông, qua Hoa Bắc qua Hoàng Hà, Hoa Hạ, rồi qua sông Dương Tử, đến Hoa Nam rồi đến đây vùng Giang Đông này, nếu đi bộ người không thì có khi hơn cả năm chưa xong, còn cái chuyện khiêng cái Sầu Miên Sơn “tức núi Sầu Miên” thì lấy nhân sự đâu mà khiêng cho nổi? đành chịu thôi, hôm nay cái nị và phu nhân về khách sạn ngủ tạm, mơi cái ngộ dẫn hai người qua thăm phòng Văn Học Nghệ Thuật của thị trấn Phong Kiều xem ý kiến của các “đồng chí” nơi đây nghĩ thế nào về bài thơ “Phong Kiều dạ bạc” và chùa Hàn San.
*
Sau một màn ân cần giớí thiệu, vị chủ nhiệm và một vị nữa ở không tiếp chúng tôi, trong phòng khách đơn sơ, bà xã tôi thì đi loanh quanh coi cây kiểng, còn tôi ngồi chơi nghe các “đồng chí” trao đổi, vị chủ nhiệm Văn Học Nghệ Thuật phát biểu:
– Nhiều năm nay, các tỉnh có cùng chung biên giới với Nước Việt Nam như Vân Nam, Quảng Si, Quảng Đông, Phước Kiến, cùng đảo Hủi Nàm, thì từ tiểu học đến cao trung và đại học đều có chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, vậy hôm nay chúng ta dùng tiếng Việt để nói chuyện cho nó dễ thông cảm, và theo như ý của ngộ, thì cái chuyện nị muốn tìm hiểu thì đa số du khách ngoại quốc nhất là Việt Nam qua Cô Tô (Tô Châu) thì đều có một mục đích giống nhau, bây giờ nhân danh viện Văn Học Nghệ Thuật thị trấn Phong Kiều, cái ngộ sẵn sàng chia sẻ với cái nị, theo như sách giáo khoa cấp cơ sở tiểu học thì có dậy bài thơ “Phong Kiều dạ bạc” của thi hào Trương Kế, bài thơ này từ ông già bà cả đến con nít lên ba đều rõ, tuy nhiên có nhiều người Trung Quốc, người Nhật Bản và người Việt Nam , họ đều là các vị bác học, bác vật, là bác sĩ, là nhà khảo cứu, đả cứu, học giả, học thật, họa sư, họa sĩ, nhà thơ, nhà dịch sách… họ không bao giờ đặt chân đến vùng Cô Tô này, và chùa Hàn San này, cứ ở nhà ăn ốc nói mò, tuy nhiên từ xưa tới bây giờ, con người muốn là trời muốn, giữa hai con lạch nối vào Đại Vận Hà thì có hai cây cầu, một cây là Phong Kiều, một cây là Giang Kiều, bên kia Giang Kiều có một thôn làng nhỏ gọi là Giang Thôn, từ xưa đến giờ tên vẫn như vậy không thay đổi, tuy nhiên muốn thay tên thôn dã này cũng không có gì làm khó, ai chủ trương là thôn Ô Đề thì cùng nhau góp tiền, xây một cái cổng mới trên đề là Ô Đề thôn, và văn phòng thôn cũng thay tên luôn, còn cho Ô Đề là Sơn Thôn “xóm trên núi” thì góp tiền xây một quả núi, rồi dời dân chúng Giang Thôn lên, chuyện dễ ợt, tiếp đến là vùng này không có một ngọn núi nào cả? chuyện Núi Sầu Miên chỉ là tưởng tượng, và chuyện chùa Hàn San hiện giờ tọa lạc trên đất bằng phẳng giữa hai con lạch, mà cứ vẽ và cho rằng trên một ngọn núi lạnh, thì cũng chả chết thằng Tây nào cả, các vị góp tiền để đắp một trái núi có hai đỉnh, đỉnh về phía Đông ghi là “Sầu Miên sơn” đỉnh về phía Tây, thì có hai cách, một là chúng ta khiêng cái chùa Hàn San từ đất bằng lên đỉnh núi, hoặc là có điều kiện thì chùa cũ để y như vậy (trên đất liền) và trên ngọn núi phía Tây xây thêm một cảnh chùa nữa có tên là Hàn San (Sơn), và chùa Hàn San cũ là Hàn San (Địa) với khoa học kỹ thuật hiện đại thì cái chuyện san bằng một trái núi để lấy đá trải đường, hay đắp thêm một trái giả sơn “núi giả” thì cũng không lấy gì làm khó, còn “Chùa trên Núi lạnh” thì chúng ta làm một hệ thống dẫn hơi lạnh từ Thiên Sơn bên Thanh Tạng cho thổi cả ngày, cả đêm, cả năm trên nóc chùa Hàn San (Sơn) là lạnh ngay tức thì, thiện nam tín nữ và các du khách mặc áo choàng dạ ngay chứ khó gì?
vấn đề đặt ra là vấn đề kinh phí “nói nôm na là tiền” vậy cái nị về Việt Nam phổ biến ngay cái đề tài này phong phú rộng rãi này trên web, trên net, trên báo chợ, báo bán, để cho những thiên tài, những địa tài, những nhân tài chủ trương Hàn San Tự là “Chùa Trên Núi Lạnh”. Sầu Miên Sơn là Ngọn Núi Sầu Miên thì gửi tiền cấp kỳ về cho ủy ban xây dựng thị trấn Phong Kiều, khi nào hội đủ các điều kiện, chúng tôi sẵn sàng thi công tức thì, có nghĩa là có núi Sầu Miên ngay tút xuỵt.

Chu Vương Miện
Phong Kiều Dạ Bạc

Bài thơ “ Phong Kiều dạ bạc “ từ thơì nhà Trung Đường , từ thế kỷ thứ 9 đến bây giờ , tròm trèm trên 12 thế kỷ , vì là bài thơ tuyệt tác cuả Thi hào Trương Kế , nên có nhiều giai thoại văn chương , nhiều ý kiến cuả học giả Trung Quốc và Việt Nam , ngày trước thì bài thơ được cắt nghiã và hiểu ngắn gọn như thế này ? nhưng vài trăm năm sau thì lại được cắt nghiã và hiểu theo nghiã khác ? rồi mơí đây lại hiểu theo cách khác nưã ? tuy nhiên đó cũng chỉ là những giả thuyết cuả các học gỉa Trung Quốc Việt nam cho thêm phần phong phú ? còn chuyện đúng hoặc là sai ? thì giờ này cũng chưa rõ ràng minh bạch ? cũng không phải là toán học 1cộng 1 là 2 , xin được ghi ra đây bài thơ ‘ Phong kiều dạ bạc “
nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
[Trương Kế thơì Trung Đường]
Vấn đề đặt ra chỉ có hai từ “Ô Đề “ và “Sầu Miên “ thì có thảo luận , trao đổi , tranh cãi , ngoài ra thì cũng vẫn y như cũ .
-Từ xưa cho đến hôì tiền chiến [ trước năm 1945] qua bản dịch cuả cụ Tản Đà thì hai câu thơ đầu được dịch là “ trăng tà tiếng quạ kêu sương , lửa chài cây bến sầu riêng giấc hồ “, danh từ “ô đề “được chuyển dịch là” tiếng quạ kêu “ từ sầu miên là “ giấc hồ “.
-Sau năm 1954 , thì qua sự tham khảo tại chỗ cuả học giả , giáo sư Nhật Bản và tân học giả Trung Quốc thì được hiểu như sau :
-Ô Đề là thôn Ô Đề , và Sầu Miên là Sầu Miên Sơn , có nghiã ngày xưa chỉ là âm thanh cuả con quạ kêu , và giấc mơ thì bây giờ trở thành điạ danh thôn Ô Đề và Nuí Sầu Miên , xin đựợc ghi lại cho rõ nghiã qua tác phẩm cuả tác giả Trịnh Hảo Tâm “ Ký Sự Du Lịch Trung Quốc “ và “ 8 ngày ở Trung Quốc cuả tác giả Thái Quốc Mưu , thì vị trí cuả chuà Hàn San tọạ lạc ngay thị trấn Cầu Phong [ tức Phong Kiều ] thuộc thành CôTô , Tô Châu ,Giang Tô cũ , thị trấn này nằm trên đất liền ở giưã hai nhánh sông đào cuả kinh Đại Vận Hà [ kinh này dài trên ngàn dậm nối từ Hoàng Hà đến Dương tử Giang ] , bên phải là cây cầu Phong kiều , đi qua cây cầu này là dẫy cây phong , rồi đến thành Cô Tô cuả nứớc Ngô [ tức Ngô Phù Sai ] đi tiếp khoảng 5 dậm nưã là phố Tô Châu , còn phiá bên trái là qua Giang Thôn Kiều , qua cầu này đến một thôn trang goị là Thôn Kiều , mà ngày xưa có lẽ là Thôn Ô Đề ? qua một bài có tính cách tổng hợp bài thơ “phong kiều dạ bạc “của một tác giả tôi quên mất tên đăng trên nguyệt san văn học Khơỉ Hành cuả thi sĩ Viên Linh , có chụp mấy chiếc hình cây cầu và nữ thi sĩ Thu Nhi đứng trên cây cầu , ngay thành cầu Phong Kiều , nội dung bài này như sau :
-Bài thơ cuả Thi hào Trương Kế quá tuyệt vời , nên ngươì đời sau vì ngưỡng mộ tiên sinh , nên từ Ô Đề vốn là tiếng quạ kêu , được mang đặt tên cho cái xóm bên kia cầu Giang Kiều la Xóm Ô Đề , đại loại như ở Lâm An có xóm Ngưu Gia Thôn , và giấc “ sầu miên “ thành ra ngọn nuí Sầu Miên , câu sau này không chuẩn vì tính từ chuà Hàn San là trọng tâm , thì đi về bốn phiá Đông Tây nam bắc khoảng 50 dậm đường đất [ gần 100 cây số] thì không có một ngọn nuí nào cả ?
Nhìn vào trong bản đồ Trung Quốc , Hàn San Tự thuộc Cô Tô , ngoại thành Tô Châu , thuộc tỉnh Giang Tô vốn là Nam Kinh , vốn xưa kia là kinh đô nước Ngô Việt , còn Hàng Châu tức tỉnh Triết Giang [ Chiết Giang ] ở dưới là vùng đất thuộc nước Việt Việt cuả Việt Vương Câu Tiễn , ở giưã hai tỉnh này về phiá bên trái [ tức là phiá Tây ] là tỉnh An Huy và Giang Tây [ vốn là đất cuả nước Sở cũ ].
*
Bây giờ xin bàn thêm về chữ Tàu tiếng Tàu, chỉ rất sơ sài mà thôi ? không dám đi xa vì không có chuyên môn, và tuyệt đối cũng không dám lạm bàn về chuyện dịch thơ Đường , Ngươì Hán tộc , chỉ chiếm đa số ở Trung Quốc , ngoài ra còn có ngươi Hồi , ngươì Tạng ,ngươì Mông , ngươì Mãn , ngay ngươi Hán cũng chia ra là ngươì Quảng , người Tiều , ngươì Hẹ ….trước thời nhà Tần , thì biên giơí cuả ngươì Hán chỉ giơí hạn ở bên này và bên kia sông Hoàng Hà , ngươì Hán gọi Hà là sông , trồng lúa mì , cao lương trên đồi khô , đất cao , nên chuyên nuôi bò “ gọi là Hoàng Ngưu” giã lúa mì ra bột , làm bánh ăn gọi là bánh bao , dào cháo quẩy , lúc đó không ăn cơm , sau đó thì dân Hán phát triển , sinh sôi nẩy nở chiếm đất về phương Nam cuả dân Bách Việt , dân Bách Việt này chuyên sống về nông nghiệp , trồng lúa nứơc nên dùng Trâu, ở vào hai bên Dương Tử Giang là một bên Hoa Hạ , một bên Hoa Nam , không có dùng Bò để cày cấy , mà dùng Trâu , đó là vùng An Huy , Giang Tô , Chiết Giang , Giang Tây . Phuớc Kiến và Lưỡng Quảng , khi chiếm xong những vùng đất này , thì ngươì Hán vẫn dùng chữ Giang là sông như cũ , còn con Trâu thì goị là thuỷ Ngưu , có nơi goị là thanh Ngưu , thuỷ không có nghiã là nước , và thanh cũng không có nghiã là xanh , chẳng qua là tiếng Việt cũng chia ra tiếng Nam tiếng Bắc thế thôi ?
Bây giờ noí cho gọn ghẽ và dễ hiểu , là ngay tỉnh Quảng Ngãi , có một điạ danh là Châu Ổ , tên này là tên Chàm cũ , còn tên Việt là quận Bình Sơn , nhưng ai đi qua đây , ngoại trừ du khách , và những ngươi không biết thì mơí kêu là quận Bình Sơn ? ngoài ra là Châu Ổ cả ? cũng như thành phố Hồ chí Minh là chỉ có ở trên giấy tờ hành chánh mà thôi ? thực tế vẫn là thành phố Sài Gòn , nên không có gì lấy làm lạ là chốn Hàng Châu , Triết Giang vốn là nước Việt cũ , goị từ “Minh Nguyệt “ là chim Minh Nguyệt” và Hoàng Khuyển là con sâu Hoàng Khuyển “ vì vùng này là toàn ngươì Việt , còn Hàn San Tự ở Cô Tô là ngoại thành Tô Châu ngày trước là kinh đô nước Ngô [ Ngô Phù Sai ] cũng là dân Bách Việt , thì những danh từ [ hoặc địa danh ] đã có sẵn chưa hẳn là do ngươì Hán đặt ra ? biết đâu những danh từ đó đã có sẵn từ hồi xưả hồi xưa ? cuả ngươì Bách Việt còn truyền lại ? thành ra từ “Ô Đề” , từ “Sầu Miên “, chúng ta nếu có thì giờ thì tra cưú lại sách vở , cho rõ ràng hơn ? vì chỉ sau đó 100 năm . thơì Ngũ Đại , thì nước Việt , và nước Ngô lại trung hưng tồn tại thêm 100 năm nưã , mơí bị nhà Tống cuả Triệu Khuông Dẫn thống nhất ?
Và để kết thúc bài viết ngắn gọn này , chúng tôi thiết nghĩ thi ca vốn bay bổng như sương khoí , nặng về cảm , không nặng về lý , thành ra có rất nhiều ngoại lệ ,ngoại hạng , chả hạn :
-Gío đưa cành trúc la đà
hồi chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
hoặc :
-Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Gà chỉ gáy vào ban sáng ,ban ngày đôi khi cũng có gáy vu vơ chút đỉnh , nhưng thi sĩ đôi khi viết “ canh gà” cũng chả sao ? và chuông chuà chỉ thỉnh vào ban ngày , vào những ngày đại lễ , nhưng vì hai thầy trò sư cụ , làm thơ bí vận mãi đến khuya mơí thông , làm đủ bốn câu thơ , nên sư cụ sai đồ đệ thỉnh chuông để mừng công , và hai thầy trò đều làm xong mỗi ngươì một bài thơ ? thì thỉnh một hồi chuông ban đêm để tạ ơn Trời Phật cũng không sao ?

Chu Vương Miện
Hàn San Tự Và Hàn San Tử

Nhiều năm cho tới bây giờ Hàn San Tự (Chùa Hàn San) và Hàn San Tử (cao tăng thi nhân Hàn San) vẫn còn có nhiều người lẫn lộn , ngay Lê Nguyên Lưu người soạn ra cuốn Ðường Thi dầy trên 2000 trang cũng vẫn lẫn lộn và nhiều người dịch thơ Ðường vô ý một chút là lẫn lộn ngay . ngay chữ hàn san tự thường được dịch là (chùa trên núi lạnh) bởi từ khi có cao tăng thinhân Hàn San và dân chúng vì ngưỡng mộ tài đức của ngài, nên khi ngài viên tịch thì mang tên ngài đăt cho tên một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô Tô Châu (là Co âTô) là Hàn San Tự.
Sau đây chúng tôi trích dẫn một ít tài liệu trong các sách có liên quan đến Hàn San.
1. Hàn San Tử là thi nhân thời danh thời Trung Ðường và cũng là vị tăng lữ , sống vào thời Trinh Quan thường được gọi là (Quốc Thanh tam ẩn) ông cư trú ở núi Hàn Nhai , huyện Ðường Hưng , Thiên Thai (nay là Thiên Thai Chiết Giang) thường đến chùa Quốc Thanh thăm bạn là thi tăng Thập Ðắc .
(trích Từ Ðiển văn học Trung Quốc của Nguyễn Tôn Nhan trang 135)
2. Hàn San tện một ngôi chùa danh tiếng ở ngoại thành Cô Tô do câu (Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự).
3. Hàn San hiệu của vị cao tăng đời nhà Ðường ẩn tu trong một hang núi có tuyết lạnh (tức là văn thù bồ tát)
(trích Thành Ngữ điển tích Danh Nhân từ điển trang 402 của Trịnh Văn Thanh cuốn 1).
4. Hàn Sơn hay Hàn San tên ngôi chùa ở Cô Tô phía Tây Phong Kiều huyện Ngô , chùa có tên ấy vì đời Ðường là nơi cư trú của hai nhà sư Hàn San và Thập Ðắc , nay vẫn còn , chùa thấp nhỏ bình thường . sau vườn có gác chuông gần đây trong chùa dựng tấm bia khắc bài thơ (Phong Kiều Dạ Bạc) của thi nhân Trương Kế do Khang Hữu Vi đời Thanh viết , chữ to ba bốn tấc.
(trich Ðường Thi tuyển dịch của Lê Nguyên Lưu trang 1679)
5. Hàn San Tự , theo tương truyền khi chùa mới lập có hai vị cao tăng mồ côi tu tại chùa tên là Hàn San và Thập Ðắc , hai người rất thương yêu nhau như anh em ruột và dân chúng lấy tên một trong hai vị sư này để đặt tên ngôi chùa có từ thời vua Ðường Huyền Tôn trước năm 756 rất xa .
(ký sự du lịch Trung Quốc trang 348 Trịnh Hảo Tâm)
Thực tế chùa Hàn San được xây từ năm 502 tên cũ là Diệu Lợi Phổ Minh Tháp Viện , sau đó đến nhà Ðường được gọi là Hàn San Tự, đến thởi Bắc Tống Thái Bình Hưng Quốc (976-984) Tiết Ðộ sứ Trung Ngôn Tôn Thừa Hữu xây Phật Tháp bẩy Tầng , vua Tống nhân Tôn (1056-1063) chùa được trùng tu đẹp hơn . Ðến triều nhà Thanh , đời vua Hàm Phong năm thứ 10 (1860) chùa bị binh lửa bỏ điêu tàn trong một khoảng thời gian khá dài mãi đến năm 1910 mới được tu sửa lại hơn xưa , và có tên Hàn San Tự trở lại.

Hàn San Tự (chùa) cách trung tâm Tô Châu chừng 5 cây số (ở ngay Cô Tô) kinh đô cũ của nước Ngô (Phù Sai) tọa lạc bên con kinh đào hẹp và có một cây cầu đá dốc cao bắc ngang trước chùa cây cầu này qua xóm nhà bên kia kinh đào có tên là Giang Thôn nên gọi là Giang Thôn Kiều . Không phải là Phong Kiều trong bài thơ đã nói đến .
(ký sự du lịch Trung Quốc trang 348 Trịnh Hảo Tâm)
về cách đọc
bài thơ phong kiều dạ bạc
thơ thì có nhiều cách đọc và nhiều cách dịch , tuy nhiên trước khi đi vào nội dung bài thơ nổi danh của thi hào Trương Kế chúng tôi xin đi ra ngoài lề một chút , về chữ Hán (chữ Tàu) thường không phân biệt danh từ chung và danh từ riêng và cũng không viết Hoa , Hàn San được hiểu là sư Hàn San cũng được mà chùa trên núi lạnh cũng được , ngoài ra tiàếng toàn quốc (và tiếng địa phương] âm đọc đôi khi giống nhau (nhưng nghĩa lại có khi khác nhau),
ví du:
khi Vướng An Thạch (lúc chưa làm tể tướng) khi ông đi chấm thi ở Hàng Châu (thi Hương) ông gặp một bài Phú rất hay , tuy nhiên trong bài Phú này có hai câu làm ông không hiểu (khó nghĩ) là:
minh nguyệt sơn đầu khiếu
hoàng khuyển ngọa hoa tâm
dịch nghĩa :
trăng sáng gáy đầu núi
chó vàng nằm trong lòng hoa
ông lấy bút ghi lại hai câu thơ này và sửa lại ra ngoài tờ giấy của ông như sau:
minh nguyệt sơn đầu chiếu
hoàng khuyển ngọa hoa âm
dịch nghĩa
trăng sáng chiếu đầu núi
cho vàng nằm dưới bóng hoa
sửa xong thi Vương An Thạch thấy câu thờ tầm thường , cuối cùng thì Vương An Thạch cũng đánh rớt người khóa sinh đó sau vài năm thì ông mới hiểu ra rằng minh nguyệt và hoàng khuyển người Hàng Châu cho đó là một loài chim Minh Nguyệt (hót ở đầu núi đêm trăng sang) và Hoàng Khuyển là một loại sâu nhỏ nằm cuộn tròn trong lòng bông hoa mai hay hoa đào vào mùa xuân.

Bây giờ trở lại bài thơ phong kiều dạ bạc của trương kế .chúng tôi không bàn chi cho dài dòng và chỉ tóm tắt lại một bài kiên khảo đăng trong tờ Kiến Thức Ngày Nay (ỏ Việt nam) hình như ấn hành vào thập niên 90, bài viết này tường thuật một giáo sư học giả người Nhật sang tận nơi (Chùa Hàn San ở tận Tô Châu) để tìm hiểu bài thơ . Và hỏi rất kỹ về cách Ðọc làm sao cho đúng thì được nhà sư trụ trì giải thích như sau:
nguyên tác bài thơ (Phong Kiều Dạ bạc) của Trương Kế.
nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
giang phong ngư hỏa đối sầu miên
cô tô thành ngoại Hàn San tự
dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

bài thơ này đọc theo âm Quan Thoại:

yùe lóa ù thỉ xuân mãn thện
chiên phong ýu fò túi sầu mển
củ tô sấn oải Hàn San xứ
dé bán chung sâng táo khớ soàn.

giai thích :
câu 1 . nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
ngắt câu như sau : nguyệt , lạc ô đề , sương mãn thiên
giải nghĩa câu 1:
trăng , lặn về thôn ô đề , sương đầy trời
câu 2 , giang phong ngư hỏa đối sầu miên
giai nghĩa câu 2:
cây cầu , lửa chài đối diện với ngọn núi Sầu Miên [Sậu Miên Sơn]
câu thứ 3 và câu thứ tư] hiểu theo như cũ.
và theo ý của sư trụ trì thì bài thơ bát hủ của thi hào Trương Kế chỉ là bài thơ Tả cảnh sông nước . trước mặt chùa Hàn San là núi Sầu Miên và bên cạnh chùa là cây cầu Phong Kiều bên kia con lạch là thôn Ô Ðề (chỉ có vậy).
tài liệu tham khảo thêm: Trung Quốc ký sự tập 4 trong cuốn 1(bộ 3 cuốn)
phụ lục
(Hàn San thi uyển)
những bài thơ này được trích từ web (CHim Việt Cành Nam) do nữ si Quỳnh Chi phỏng dịch một số bài thơ của cao tăng Hàn San.
theo sách Nhật thi như sau:
cao tăng Hàn San tu ở núi Thiên Ðài những bài thơ này trích trong Hàn San Thập Ðắc của soạn giả Kusomoto Bunyu (nguuời Nhật) của nhà xuất bản Kodunsha xuất bản năm 1995 (Hàn San thi uyển)

nhân vấn hàn san đạo
nhân vấn hàn san đạo
hàn san lộ bất thong
hạ thiên băng vị thích
nhất xuất vụ mông mông
tự ngã hà đo giới
dữ ngã tâm bất đồng
quân tâm nhược tự ngã
hoàn đắc đáo kỳ trung
người hỏi đường tới hàn san
hỏi thăm đường đến hàn san
làm chi có lối mà mong hỏi tìm
giữa hè băng tuyết chẳng tan
mặt trời lên vẫn tỏa sương mịt mù
đừng toan theo gót chân ta
lòng người khác với lòng ta chẳng cùng
ngày nao đến được hàn san
là khi người đã một lòng cùng ta

Quỳnh Chi phỏng dịch

(Chim Việt số 28 ra ngày 1/9/007)

kỳ tam thập nhị

đăng trắc hàn san đạo
hàn san đạo bất cùng
khê trường thạch lỗi lỗi
giản khoát thảo mông mông
đài hoạt phi quan vũ
tùng minh bất giả phong
thủy năng diêu thế lụy
cộng tỏa bạch vân trung
bài thứ ba mươi hai
trèo lên đường núi lạnh căm
đèo cao đường núi cây quanh chẳng cùng
đá chừng róc rch suối tuôn
cỏ lan dưới lũng sương lam mịt mờ
rêu trơn chẳng phải vì mưa
dù cho gió lặng thông già vẫn reo
lụy trần ai chẳng mang theo
trong mây tìm đến vui vầy cùng ta

Quỳnh Chi phỏng dịch

2/12/007

(Chim Việt số 29 ra ngày 2/12/007)

kỳ tam thập ngũ

yểu yểu hàn san đạo
lạc lạc lãnh giải tân
thu thu thường hữu điểu
tịch tịch canh vô nhân
tích tích phong xuy điện
phân phân tuyết tích thân
triều triều bất kiến nhật
tuế tuế bất tri xuân
bài thứ ba mươi lăm
đường lên núi lạnh mịt mờ
cheo leo ghềnh đá bên bờ suối tuôn
tiếng chim rừng bvẳng xa xăm
tịch liêu cảnh vắng đường không bóng người
gió lùa rát mặt khô môi
tuyết rơi la tả trên vai đong đầy
sáng ra chẳng thấy mặt trời
xuân về đâu để tháng ngày dần qua

Quynh Chi phỏng dịch
4/12/007

(Chim Việt số 29 ra ngày 2/12/007)

Sau khi rời khỏi Tô Châu (Cô Tô) thì cao tăng Hàn San về tu ở núi Thiên Thai Ðài
thuộc tỉnh Chiết Giang thiền sư có làm nhiều thơ trong Hàn San Thập Ðắc thi uyển và nơi đây là mấu chốt dễ dẫn đến người đọc thơ Ðường và người dịch thơ Ðường đến chỗ lầm lẫn.

ngôi chùa được mang tên Hàn San (tự) tọa lạc tại thành Cô Tô cũ (thuộc thành phố Tô Châu) là một mặt đất bằng phẳng , só sông lạch ,có cầu và có núi (Sầu Miên) có thôn Ô Ðề nhưng những bài thơ trong Hàn San thi uyển thì thiền sư Hàn San hay nhắc tới (nhân vấn Hàn San đạo) hoặc đắng trắc Hàn San đạo, hoặc yểu yểu Hàn San Ðạo , có nghĩa là nơi này toàn là đường núi tuyếtlạnh căm không có dấu chân người , mặt trời lên mà sương núi vẫn mờ mịt.

Ðọc thoáng qua , hoặc chỉ căn cứ vào một vài bài thơ lẻ của thiền sư Hàn San đẻ chuyển dịch ra tiếng Việt thì thường hay bi lẫn lộn giữa chùa Hàn San (ở Cô Tô) và thiền sư Hàn San ở núi Thiên Thai (đài)

nên nhân vần hàn san đạo chúng tôi chuyển dịch thành hỏi thăm đường tới nơi cư ngụ của thiền sư Hàn san.

Chu Vương Miện